Hình ảnh bụng bầu 1 tuần - Mẹ mới mang thai cần lưu ý gì?

Khi mới mang thai, mẹ bầu luôn quan tâm đến sự phát triển của thai nhi trong bụng cũng như sự thay đổi cơ thể mẹ qua từng tuần. Vậy hình ảnh bụng bầu 1 tuần trông như thế nào, ở tuần này có những thay đổi và mẹ cần lưu ý gì, cùng Matida tìm hiểu nhé. 

Những điều mẹ bầu cần biết khi mới có thai tuần 1-2

Ở tuần 1 và 2 của thai kỳ, em bé chưa hình thành nhưng hành trình mang thai của mẹ đã bắt đầu rồi đấy. Nghe có vẻ kì lạ nhỉ? Bởi vì thông thường, ngày dự sinh thường được tính là sau 40 tuần (hay 280 ngày) kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, mặc dù trong hai tuần đầu tiên này, cơ thể của mẹ chỉ đang chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Sau quá trình rụng trứng chính là quá trình thụ thai (sẽ xảy ra vào khoảng tuần 3 của thai kỳ), đó mới là lúc mẹ thực sự được coi là có thai. Vì thế, ngày dự sinh có sự chênh lệch khoảng 2 tuần là hoàn toàn bình thường.

Các dấu hiệu rụng trứng có thể gợi ý cho mẹ về thời điểm tốt nhất để quan hệ tình dục, và hy vọng thụ thai một em bé như: tăng tiết chất nhầy cổ tử cung, khứu giác nhạy cảm hơn, đau ngực, đau bụng dưới, tăng ham muốn tình dục,... Mẹ tham khảo thêm cách tính ngày rụng trứng nhé. 

Hãy quan hệ ít nhất hai đến ba ngày một lần ngay sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt (2 tuần giữa của chu kỳ chính là thời điểm dễ nhất để thụ thai). Tinh trùng có thể sống trong cơ thể khoảng 72 giờ, vì vậy, nếu quan hệ tình dục trong khoảng thời gian ba ngày trước khi rụng trứng, sẽ có tinh trùng khỏe mạnh chờ sẵn đón trứng vừa rụng để chuẩn bị cho quá trình tiếp theo, chính là quá trình thụ tinh.

Sau khi thụ thai, buồng trứng của mẹ bắt đầu tăng cường sản xuất các loại hormone thai kỳ để chuẩn bị cho tử cung đón trứng mới được thụ tinh (còn được gọi là hợp tử) sẽ sống ở đó trong 40 tuần tới. Đọc thêm về những dấu hiệu mang thai sớm giúp mẹ tự phát hiện sau những tuần đầu quan hệ nhé. 

Ở thời điểm mẹ mới có thai tuần đầu, mẹ cần hiểu rằng bé con đang có những bước phát triển nền móng đầu tiên vô cùng quan trọng và đặc biệt dễ bị tổn thương, nhất là trong 3 tháng đầu. Mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu “tập đầu”, thường có rất nhiều lo lắng, chưa biết bắt đầu tìm hiểu kiến thức từ đâu để có thể giúp con và mẹ khỏe mạnh suốt cả thai kỳ.

Thấu hiểu điều đó, Matida ra mắt khóa học Matida Masterclass, cung cấp trọn bộ kiến thức thai kỳ suốt 40 tuần trên 4 phương diện: Kiến thức thai kỳ tổng quan, Chăm sóc con yêu, Tài chính & Gia đình, Thể chất & Dinh dưỡng. Tham gia khóa học, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cụ thể và chi tiết những kiến thức cần nắm và các hoạt động cần làm mỗi tuần, tất cả được tích hợp vào ứng dụng điện thoại Matida App vô cùng gọn nhẹ, mẹ có thể mang theo học bất kì lúc nào, ở đâu. Không cần chờ tới lịch khám, sẽ luôn có các bác sĩ và chuyên gia sẵn sàng giải đáp ngay lập tức các thắc mắc của mẹ trong suốt hành trình, đảm bảo một thai kỳ vui khỏe, mẹ bớt âu lo.

Tìm hiểu thêm về Matida Masterclass tại đây.

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần

Hình ảnh bụng bầu tháng 1 (tuần 1-4)

Ở tuần 1, mẹ vẫn chưa thực sự có thai, và sẽ gặp những triệu chứng thông thường như trong kì kinh nguyệt. Ở tuần 2, kỳ kinh nguyệt kết thúc và quá trình rụng trứng bắt đầu. Cho đến tuần 3 khi tinh trùng gặp trứng. Nếu như mẹ cảm thấy một số dấu hiệu bất thường hay những dấu hiệu mang thai, sau khi thử thai dương tính thì lúc này thai nhi sẽ được tính là 4 tuần tuổi. Do đó, ở thời điểm tuần 1, mẹ vẫn chưa thực sự được coi là có thai. Hình ảnh bụng bầu tuần 1 cũng chưa có gì thay đổi so với bình thường, chưa thể đánh giá được là mẹ đang thực sự có thay hay chưa, hoặc có thể nói là chưa có hình ảnh bụng bầu tuần 1 hay hình ảnh bụng bầu tháng 1. 

hình ảnh bụng bầu 1 tuần - 4 tuần hầu như chưa có gì thay đổi

Hình ảnh bụng bầu tháng 1 hầu như chưa có gì thay đổi

Hình ảnh bụng bầu tháng 2 (tuần 5-8)

Cho đến tuần 8, bé con sẽ có kích thước khoảng 1.57cm, chỉ bằng một quả quất. Ở tháng 2, bụng mẹ bầu vẫn chưa lộ rõ. Thậm chí, nhiều mẹ chỉ vừa mới phát hiện mình có thai ở giai đoạn này khi cảm nhận được những dấu hiệu mang thai sớm như nghén, đau vú, hay đi tiểu nhiều hơn. Ở tuần 8, khi đi siêu âm thai lần đầu, có lẽ mẹ đã có thể nhìn thấy những nhịp tim đầu tiên của con nhấp nháy trên màn hình siêu âm rồi đấy.

Hình ảnh bụng bầu tháng 2 chưa lộ rõ

Hình ảnh bụng bầu tháng 2 chưa lộ rõ

Hình ảnh bụng bầu tháng 3 (tuần 9-13)

Đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi có kich thước khoảng 6.7cm, tương đương với một quả chanh dây rồi này mẹ. Ở giai đoạn này, bé con đã hình thành các bộ phận và gần như hoàn chỉnh về cấu trúc của toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, bụng bầu 3 tháng có thể nhô cao hơn một chút (giống như bị đầy bụng).

Hình ảnh bụng bầu tháng 3 bắt đầu nhô cao một chút

Hình ảnh bụng bầu tháng 3 bắt đầu nhô cao một chút

Hình ảnh bụng bầu tháng 4 (tuần 14-17)

Ở tháng 4 của thai kỳ, thai nhi đã hoàn thành xong giai đoạn phát triển sơ khởi và bắt đầu phát triển nhanh chóng: tay chân dài ra và xương đặc hơn, tai đã có thể nghe được, mắt dù chưa mở ra nhưng trở nên nhạy cảm với ánh sáng từ bên ngoài. Hệ thần kinh phát triển cho phép các chi cử động nhiều hơn. Ở giai đoạn này, mẹ có thể cảm nhận được bé yêu thai máy lần đầu tiên. Lúc này, bụng bầu của mẹ cần to hơn, tạo không gian cho những bước phát triển nhảy vọt kế tiếp.

Hình ảnh bụng bầu tháng 4 bắt đầu to hơn

Hình ảnh bụng bầu tháng 4 bắt đầu to hơn

Hình ảnh bụng bầu tháng 5 (tuần 18-22)

Mọi người xung quanh có thể bắt đầu nhận ra mẹ đang có bầu. Bụng bầu tháng 5 to lên trông thấy và lộ rõ hình dáng. Bụng bầu của mẹ có thể cao, có thể thấp, hoặc nhô về phía trước. Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 29cm, bằng một quả bưởi hồng nhỏ xinh. Ở tháng 5, mẹ bầu đã có thể biết được giới tính của con thông qua siêu âm. Có nhiều lời đồn cho rằng hình ảnh bụng bầu 5 tháng con trai sẽ khác với bụng bầu con gái. Tuy nhiên, điều này chưa có căn cứ chứng minh.

Hình ảnh bụng bầu tháng 5 to lên trông thấy và lộ rõ hình dáng

Hình ảnh bụng bầu tháng 5 to lên trông thấy và lộ rõ hình dáng

Hình ảnh bụng bầu tháng 6 (tuần 23-27)

Bụng bầu tháng 6 to lên gần gấp đôi so với tháng 5. Lúc này, em bé có kích thước khoảng 36.6cm, cỡ một quả bí ngòi. Ở tháng 6 này, bé đã có thể nấc, trả lời lại bằng cách đạp khi mẹ chạm hoặc nghe thấy âm thanh. Não bộ, phổi, và hệ thống tiêu hóa gần như phát triển hoàn thiện.

Hình ảnh bụng bầu tháng 6 to gần gấp đôi tháng 5

Hình ảnh bụng bầu tháng 6 to gần gấp đôi tháng 5

Hình ảnh bụng bầu tháng 7 (tuần 28-31)

Tháng 7 này, sự phát triển của bé sẽ bắt đầu chậm lại để chuẩn bị cho giai đoạn ‘nước rút’ ở phía sau, nên kích thước bụng bầu của mẹ có thể không tăng hoặc tăng nhẹ không đáng kể. Đến cuối tuần 31, em bé có kích thước khoảng 41.8cm, tương đương với một cây bắp cải. Em bé nặng khoảng 1,5kg và cử động khá nhiều. Đạp chân là một trong những bài tập thể dục yêu thích của bé ở giai đoạn này.

Hình ảnh bụng bầu tháng 7 có thể không tăng hoặc tăng nhẹ

Hình ảnh bụng bầu tháng 7 có thể không tăng hoặc tăng nhẹ

Hình ảnh bụng bầu tháng 8 (tuần 32-35)

Ở tháng 8, thai nhi gần như đã hoàn thiện các cơ quan và chức năng sẵn sàng để chào đời. Em bé lớn như một quả bưởi, khoảng 46.3cm, tăng cân nhanh cho kịp KPI chào đời vào tháng 9 tới nên bụng bầu của mẹ cũng cần tăng kích thước để cung cấp không gian cho bé tha hồ phát triển. Hầu hết thai nhi sẽ quay đầu xuống trong thời gian này, thành ngôi thuận hay ngôi đầu, dễ dàng cho việc chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu bé chưa quay đầu thì cũng không cần quá lo lắng đâu mẹ nhé.

Hình ảnh bụng bầu tháng 8 lớn lên đáng kể

Hình ảnh bụng bầu tháng 8 lớn lên đáng kể

Hình ảnh bụng bầu tháng 9 (tuần 36-40)

Ở tháng 9 và cũng là tháng cuối cùng của thai kỳ, con cũng đã sẵn sàng để chào đón thế giới, cân nặng khoảng 3-3.5kg, bằng quả dưa hấu, với tốc độ tăng cân 200g mỗi tuần. Bụng bầu sẽ đạt kích thước lớn nhất, cơ thể trở nên nặng nề và mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Tuần 38-40, thai nhi có thể ra đời bất kì lúc nào, mẹ chú ý các dấu hiệu chuyển dạ ở giai đoạn quan trọng này nhé.

Hình ảnh bụng bầu tháng 9

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ hình dung được thay đổi của hình ảnh bụng bầu qua từng tháng cũng như những cột mốc thay đổi quan trọng của mẹ và bé như thế nào, giúp mẹ đỡ bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Những chủ đề khác mà mẹ bầu Matida ‘tập đầu’ thường quan tâm:

Previous
Previous

Matida App: Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc

Next
Next

Sự Khác Nhau Giữa Chậm Kinh Và Mang Thai