Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Tiêu Chuẩn Cho Thai Nhi Chuẩn WHO

Bảng cân nặng và chiều dài tiêu chuẩn cho thai nhi chuẩn WHOn

Cân nặng thai nhi là một yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe và phát triển của bé trong bụng mẹ. Để biết cân nặng thai nhi có đạt chuẩn hay không, mẹ bầu cần tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi và theo dõi sự tăng trưởng của bé qua các siêu âm trong các buổi khám thai định kỳ. Matida sẽ giúp mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi, bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi từ WHO, những yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi và những lưu ý cho mẹ bầu.

1. Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé để điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi cho phù hợp.

Tuy những chỉ số như cân nặng và kích thước thai nhi chỉ mang tính chất tương đối và còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ, nhưng nếu có sự chênh lệch lớn, cha mẹ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Thai nhi thiếu hoặc thừa cân có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Chiều dài và cân nặng thai nhi được xác định bằng cách siêu âm. Tùy thuộc vào tuổi thai, cách đo sẽ khác nhau như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: Bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi. Lúc này, chân của bé còn nhỏ và cong trong tử cung nên không thể đo chính xác. Chiều dài này gọi là chiều dài đầu mông (CRL).

  • Từ tuần 20 – 42: Bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đầu đến gót chân của thai nhi. Đây là giai đoạn bé tăng trưởng nhanh về chiều dài và cân nặng.

  • Từ tuần thứ 32: Bé sẽ phát triển tối đa về cân nặng, hình dáng và đặc điểm của bé cũng được hoàn thiện.

3. Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi từ WHO

Trong 8 tuần đầu của thai kỳ, phôi thai đang ở giai đoạn hình thành. Trong quá trình siêu âm lúc này, chỉ có thể nhìn thấy một chấm nhỏ mà thôi, vì vậy cân nặng và chiều dài đầu mông của thai nhi sẽ được xác định sau giai đoạn này.

Để theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn về cân nặng và chiều dài theo tuần tuổi của thai nhi sau được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất. Tuy nhiên, đây chỉ là những chỉ số tiêu chuẩn để tham khảo, và cân nặng thai nhi cũng như chiều dài thực tế của em bé không nhất thiết phải chính xác theo những con số này. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng về những chỉ số này.

Bảng cân nặng thai nhi và chiều dài tiêu chuẩn (theo WHO) tổng hợp bởi Matida

Bảng cân nặng thai nhi và chiều dài tiêu chuẩn (theo WHO)

Nếu thai nhi phát triển nhanh hơn tiêu chuẩn 3cm, đặc biệt trong các tháng cuối của thai kỳ, có thể gây khó khăn khi sinh và tăng nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường, béo phì cho bé. Ngược lại, nếu thai nhi nhỏ hơn tiêu chuẩn khoảng 3cm, bé có thể đang chậm phát triển. Mẹ cần đi khám để xác định nguyên nhân, có thể kiểm tra nhau thai và dây rốn. Thai nhi quá nhẹ có thể bị suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí thông minh sau khi sinh.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tới cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ. Một chế độ ăn uống cân đối và hợp lý cùng với việc nghỉ ngơi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Yếu tố di truyền từ bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng.

Ngoài ra, thai nhi đa thai thường có cân nặng thấp hơn so với thai nhi đơn thai, và thứ tự sinh cũng có thể ảnh hưởng tới cân nặng của bé. Cuối cùng, chỉ số cân nặng và tình trạng sức khỏe của mẹ, như thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, cũng có thể làm cho cân nặng thai nhi cao hoặc thấp hơn bình thường.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tới cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ.

4. Mẹ nên duy trì sức khỏe như thế nào để con phát triển tốt

Cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai là một yếu tố quan trọng cần được kiểm soát để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Dưới đây là một số hướng dẫn về mức tăng cân thích hợp:

  • Đối với thai đơn, mẹ bầu thường nên tăng khoảng 10 - 12kg.

  • Đối với thai đa, mẹ bầu thường nên tăng khoảng 16 - 18kg.

  • Trong quý I, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1 - 2,5kg.

  • Từ tuần 14 đến 28, tăng trung bình 0,5kg mỗi tuần là mức tăng cân được coi là hợp lý.

Bên cạnh việc kiểm soát cân nặng, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, và uống đủ nước. Nên tránh xa các thực phẩm gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là các chất kích thích và thức uống có cồn.

Mẹ bầu cũng cần duy trì tinh thần lạc quan và tránh tình trạng căng thẳng để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Mẹ có thể thử tham gia các lớp học yoga như một phương pháp hỗ trợ tinh thần và thể chất toàn diện. Thường xuyên tái khám theo lịch hẹn là một cách hiệu quả để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Previous
Previous

Matida Masterclass: A Comprehensive Course for Expecting Mothers

Next
Next

Top 5 Studio Chụp Ảnh Bầu Nổi Tiếng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh