Sự Khác Nhau Giữa Chậm Kinh Và Mang Thai

1. Có sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai hay không? Tại sao dấu hiệu có kinh bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai?

Đa phần chị em phụ nữ đều mắc Hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này có những biểu hiện tương đồng với dấu hiệu nhận biết việc mang thai. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Mẹ đang mong con tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây để tránh nhầm lẫn những dấu hiệu này nhé. 

Đầu tiên, mẹ cần hiểu rõ kinh nguyệt là tình trạng bong tróc niêm mạc sau quá trình rụng trứng và gây chảy máu âm đạo vài ngày, thường xảy ra định kỳ mỗi tháng một lần và theo chu kỳ từ 28-32 tùy thuộc vào mỗi người.

Trước khi đến chu kỳ kinh, nhiều phụ nữ thường có các dấu hiệu của Hội chứng tiền kinh nguyệt như: căng tức ngực, đầy hơi, thay đổi tâm trạng, nổi mụn, thèm ăn chua... Các triệu chứng này cũng gần giống với dấu hiệu mang thai.

2. Những điểm giống nhau khi sắp đến chu kỳ kinh và khi có thai

Dấu hiệu sắp có kinh và có thai có rất nhiều điểm tương đồng. Trong đó có thể kể đến như:

Căng tức ngực

Nhiều chị em thường có cảm giác đau ngực, hay căng tức khó chịu vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và nặng nhất trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo. Thậm chí là cảm giác kích thước ngực có vẻ tăng lên so với bình thường. Dấu hiệu này cũng xuất hiện ở phụ nữ mang thai.

mẹ bầu căng tức ngực một tay ôm ngực một tay ôm bụng bầu

Căng tức ngực là biểu hiện thường gặp khi đến chu kì kinh hoặc khi mang thai.

Thay đổi tâm trạng

Chị em đến kỳ kinh nguyệt thường hay thay đổi tâm trạng, hay nóng nảy, cáu gắt, dễ xúc động và rất khó chịu với mọi thứ xung quanh. Những triệu chứng này sẽ hết hẳn khi bắt đầu hành kinh. Dấu hiệu này rất thường gặp ở người mang thai. Đặc biệt là tâm trạng dễ xúc động, hay lo nghĩ, bất an. Nếu không điều chỉnh được cảm xúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, là biểu hiện của trầm cảm sau sinh về sau.

Thay đổi thói quen ăn uống

Tiền kinh nguyệt, chị em có thể cảm nhận rõ sự thay đổi về thói quen ăn uống so với thường ngày của bản thân mình. Trong thời gian này, có thể bạn sẽ thèm ăn chua, ăn ngọt hơn bình thường hoặc là thèm ăn mặn. Đồng thời bạn sẽ thấy nhạy cảm hơn với những món ăn nặng mùi, nhất là mùi tanh, nồng. Dấu hiệu này cũng giống với tình trạng ốm nghén và sợ thức ăn ở người mang thai. Khi mang thai, bà bầu thường đặc biệt thèm chua hoặc thèm ngọt hay cay, và rất ghét thức ăn có mùi. Đây chính là dấu sự giống nhau nhất về dấu hiệu sắp có kinh và có thai.

3. Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Dù chị em nào mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nặng mấy thì vẫn có thể phân biệt khá dễ dàng so với những dấu hiệu có thai. Chị em có thể chú ý và nhận thấy rằng, dấu hiệu có thai khác hẳn dấu hiệu sắp có kinh ở những điểm sau:

Ra huyết âm đạo

Nhìn chung, chị em sẽ không bị chảy máu hoặc lấm tấm nếu đó là hội chứng tiền kinh nguyệt. Khi có kinh nguyệt, lượng máu kinh ra nhiều hơn rõ rệt và có thể kéo dài đến một tuần. 

Trong khi đó, một trong những dấu hiệu mang thai đầu tiên là chảy máu âm đạo nhẹ hoặc ra lấm tấm thường có màu hồng hoặc nâu sẫm, thường xảy ra từ 10-14 ngày sau khi thụ thai và thường là không đủ nhiều để thấm cả một tấm băng vệ sinh. Sự ra máu thường chỉ kéo dài trong một hoặc hai ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Buồn nôn

Buồn nôn hoặc nôn không phải là một dấu hiệu báo trước kỳ kinh nguyệt, nếu trễ kinh nhưng một số khó chịu về tiêu hóa như buồn nôn có thể đi kèm với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

ốm nghén sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Ốm nghén là một trong những dấu hiệu kinh điển và rõ ràng nhất khi đang mang thai.

Ốm nghén là một trong những dấu hiệu kinh điển và rõ ràng nhất khi đang mang thai. Những cơn buồn nôn thường bắt đầu một tháng sau khi mang thai. Nôn có thể có hoặc không kèm theo buồn nôn. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều bị ốm nghén.

Thâm quầng vú

Tiền kinh nguyệt chỉ căng tức ngực, còn nếu có thai thì thêm dấu hiệu quầng vú đen, sạm màu. Nếu có dấu hiệu này thì có thể chắc chắn bạn đang mang thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Previous
Previous

Hình ảnh bụng bầu 1 tuần - Mẹ mới mang thai cần lưu ý gì?

Next
Next

Có thể nhận biết thai máy từ tuần bao nhiêu?