Dấu Hiệu Khi Có Tim Thai: Khi Nào Mẹ Có Thể Nghe Thấy Nhịp Tim Của Bé?

Tim thai báo hiệu cho bố mẹ biết con vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, bố mẹ đang nóng lòng chờ đợi âm thanh thú vị đó và việc lắng nghe được nhịp đập bên trong mình khiến cảm giác sắp chào đời của em bé trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Tuy nhiên dấu hiệu khi có tim thai là gì? Mấy tuần có tim thai? Qua bài viết dưới đây, Matida sẽ giúp bạn để biết được khi nào sẽ nghe được nhịp tim con đập.

Dấu hiệu khi có tim thai

Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), mô tim của em bé (nơi hình thành nên trái tim) bắt đầu phát triển trong vòng tám tuần đầu tiên của thai kỳ.

Mỗi em bé có tiến trình phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung mẹ có thể bắt đầu thấy hoạt động của tim khi siêu âm vào khoảng 5,5 đến 6 tuần, các buồng và van tim thực sự chưa phát triển xong cho đến khoảng 11 tuần của thai kỳ. Dấu hiệu có tim thai xuất hiện trễ hơn vào tuần 8 – tuần 10 ở những sản phụ kinh nguyệt không đều. Cùng với dấu hiệu có tim thai, có nhiều dấu hiệu khác cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường, an toàn trong bụng mẹ trong các tam cá nguyệt.

Nhịp tim của bé sau khi siêu âm

Khi nào mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé?

Trái tim của em bé thường bắt đầu đập sau 6 tuần và có thể nhìn thấy trên siêu âm vào cuối tuần thứ 7, vì thế, đây là khoảng thời gian phổ biến mà nhiều mẹ đi khám để xác nhận rằng con đang phát triển khỏe mạnh.

Trong thời kỳ đầu mang thai, các dấu hiệu có tim thai của em bé vì một số lý do: tử cung bị nghiêng, vị trí của nhau thai không thuận lợi, thừa cân, ngày dự sinh bị tính toán sai và mẹ chưa thực sự tiến xa như mẹ nghĩ.

Tuy vậy, việc không nghe thấy nhịp tim của em bé cũng có thể là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Nhưng mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì nhịp tim đôi khi có thể khó nghe được bằng doppler ở giai đoạn đầu thai kỳ.

Trái tim của em bé thường bắt đầu đập sau 6 tuần và có thể nhìn thấy trên siêu âm vào cuối tuần thứ 7

Dấu hiệu khi có tim thai với doppler?

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thường sẽ sử dụng doppler để kiểm tra em bé trong các lần khám thai của mẹ. Doppler sử dụng sóng âm thanh để phát hiện nhịp tim của em bé. Bác sĩ có thể nghe được nhịp tim bằng doppler khi thai được 8 tuần, hoặc nếu muộn có thể là khi thai được 12 tuần hoặc hơn.

Nhịp tim của em bé thay đổi như thế nào trong suốt thai kỳ

Nhịp tim của bé thường sẽ bắt đầu khá chậm và nhịp đập tăng dần theo thời gian. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, nhịp tim của thai nhi thường là 140 đến 170 nhịp mỗi phút, nhưng không có gì đáng báo động nếu thực tế chênh lệch một chút.

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, nhịp tim bình thường của thai nhi giao dộng 110 đến 160 nhịp mỗi phút. Nhịp tim có thể phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ hoạt động thai nhi. Nếu em bé ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim có thể sẽ ở mức thấp hơn - giống như khi chúng ta đang ngủ. Và tất nhiên, khi bé hoạt động nhiều, nhịp tim sẽ tăng cao hơn.

Nếu mẹ đã nghe ở đâu đó rằng nhịp tim đập nhanh hơn có nghĩa là em bé là bé gái và đập chậm hơn có nghĩa là bé trai, thì đừng vội tin mẹ nhé, đó chỉ là một câu đùa thôi. John Hopkins Medicine đã chỉ ra điều này không có cơ sở khoa học, nhịp tim và giới tính của em bé không liên quan đến nhau.

Nhịp tim có thể phụ thuộc vào tuổi thai và mức độ hoạt động thai nhi.

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tình trạng ốm nghén để tự tin vượt qua giai đoạn đầu thai kỳ

Tải app Matida để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về thai kỳ nhé!

Previous
Previous

Top 5 Studio Chụp Ảnh Bầu Nổi Tiếng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Next
Next

Mẹ cần làm gì với cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai