Mẹ cần làm gì với cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai

Mẹ bầu thèm ăn và chán ăn khi mang thai

Thèm ăn và chán ăn khi mang thai là hai biểu hiện của vị giác bị rối loạn, một triệu chứng vô cùng phổ biến trong thai kỳ. Thực tế có khoảng 50-90% phụ nữ mang thai có thể đột ngột thèm ăn một loại thực phẩm hoặc món ăn cụ thể, trong khi nhiều người khác đột nhiên trở nên chán ngán những món ăn mà họ từng thích. Nếu mẹ đang thắc mắc khi nào thì cảm giác thèm ăn và chán ăn bắt đầu và kết thúc trong thai kỳ, cũng như những điều nào là phổ biến và phải làm gì khi những cơn thèm ăn đột ngột (và kỳ lạ!) ập đến, hãy đọc tiếp nhé.

Cảm giác thèm ăn phổ biến nhất khi mang thai là gì?

Cảm giác thèm ăn khi mang thai là cảm giác khi mẹ ăn mãi một món mà không chán. Thèm ăn phổ biến nhất khi mang thai bao gồm trái cây, rau, carbs (như bánh quy và bánh ngọt), đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên, và sô cô la. Nhưng bạn có thể thèm ăn món lasagna hoặc dưa chua của mẹ mình với số lượng ngang nhau.

Thật kỳ lạ, nước đá cũng là một cơn thèm phổ biến khác khi mang thai. Thèm và nhai đá thường được coi là thiếu máu, một tình trạng mà cơ thể không tạo ra các tế bào hồng cầu cần thiết để vận chuyển oxy. Mặc dù thèm đá là vô hại, nhưng điều đó có thể có nghĩa là mẹ đang thiếu một chất dinh dưỡng hoặc khoáng chất nhất định, chẳng hạn như sắt, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về điều này nhé.

Thèm ăn và chán ăn khi mang thai là hai biểu hiện của vị giác bị rối loạn, một triệu chứng vô cùng phổ biến trong thai kỳ

Cảm giác chán ăn phổ biến nhất khi mang thai là gì?

Trái lại, cảm giác chán ăn khi mang thai là mong muốn mạnh mẽ né tránh một món ăn nào đó, mặc dù những món mẹ thấy chán ngán có thể phù hợp với những mẹ khác. Những thực phẩm gây ác cảm phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai bao gồm trứng, hành, cá và các loại hải sản khác, tỏi, thịt và các sản phẩm từ sữa.

Nếu mẹ đang tìm kiếm một mẫu số chung trong nhóm này, thì đó có thể là yếu tố mùi, vì hành, tỏi, thịt và cá nấu chín có thể có mùi rất nặng. Kết cấu cũng là một yếu tố: Trứng có thể trơn, nhớt và một số loại sữa, như sữa chua, đặc và dính và do đó có thể trở nên bớt hấp dẫn.

Cảm giác chán ăn khi mang thai là mong muốn mạnh mẽ né tránh một món ăn nào đó, mặc dù những món mẹ thấy chán ngán có thể phù hợp với những mẹ khác.

Khi nào thì cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai bắt đầu xuất hiện?

Cảm giác thèm ăn khi mang thai thường xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, đạt đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ hai và sau đó thường giảm dần vào cuối thai kỳ. Đồng thời, nhiều phụ nữ mang thai cũng trải qua ít nhất một cơn chán ăn một loại thực phẩm nào đó.


Chán ăn khi mang thai thường liên quan đến ốm nghén và buồn nôn. Và mặc dù mẹ có thể trải qua cả cảm giác thèm ăn và chán ăn mãnh liệt cùng một lúc, nghiên cứu cho thấy những này có thể không liên quan đến nhau.

Điều gì gây ra cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai?

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và cũng có thể dập tắt chúng mà mẹ đang gặp phải, bao gồm:

  • Nội tiết tố: Các hormone thai kỳ có thể ảnh hưởng một phần, đặc biệt là trong thời gian đầu mang thai khi lượng hormone tăng cao. .

  • Giác quan: Các thụ thể vị giác và khứu giác có thể siêu nhạy cảm, làm đồ ăn trở nên hoặc ngon hơn hoặc không còn ngon nữa, nói chung là mất kiểm soát (cả hai tình trạng này đều khá phổ biến khi mang thai).

  • Nhu cầu được chữa lành: Mẹ có thể thèm những món ăn đặc biệt hay những món gắn liền với văn hóa và tuổi thơ của mình. Miễn là lành mạnh, thì mẹ đều có thể thưởng thức chúng.

Các thụ thể vị giác và khứu giác có thể siêu nhạy cảm, làm đồ ăn trở nên hoặc ngon hơn hoặc không còn ngon nữa

Mẹ có thể làm gì với cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai?

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể chống lại những triệu chứng này, vì vậy hãy cố gắng phản ứng bằng lý trí. Hãy nhớ rằng mặc dù cảm giác thèm ăn và chán ăn có xu hướng tăng lên trong tam cá nguyệt thứ hai, nhưng chúng thường bắt đầu giảm dần vào tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu các triệu chứng của mẹ không giống như vậy, hãy kiểm tra với bác sĩ chỉ để chắc chắn rằng không có gì bất thường. Dưới đây là một số lời khuyên có thể hữu ích cho mẹ:

  • Ăn khẩu phần nhỏ: Cho dù có thèm ăn đến mức nào, mẹ cũng không nên cố gắng ăn hết sức cho thỏa mãn cơn thèm, đặc biệt khi chúng không có lợi gì về mặt dinh dưỡng. Ví dụ, hãy chọn một thanh sô cô la nhỏ thay vì loại lớn hơn, hoặc một ly sữa sô cô la ít béo thay vì một khay bánh hạnh nhân.

  • Di chuyển thường xuyên: Khi cảm giác thèm ăn ập đến, hãy thử đi dạo hoặc tập thể dục. Đọc một cuốn sách hoặc gọi điện cho một người bạn để trò chuyện cũng có thể khiến mẹ quên đi chiếc bánh ngọt đang réo gọi.

  • Thỏa mãn cơn thèm lâu lâu một lần (tất nhiên là trừ rượu và những chất không lành mạnh khác), sau đó cố gắng ăn uống đầy đủ trong thời gian còn lại trong ngày.

  • Tìm giải pháp thay thế: Nếu cảm giác chán ăn đang hạn chế lượng thức ăn cần hấp thụ của mẹ, hãy tìm những thực phẩm thay thế lành mạnh.

  • Tạo ngoại lệ: Mẹ ăn chay và cũng đang thèm ăn một chiếc cheese burger? Mẹ có thể ăn một ít thịt và sữa ngay bây giờ và sau đó quay lại chế độ ăn uống thông thường sau khi sinh. Hoặc ăn các thực phẩm chay giả thịt để có thể thưởng thức hương vị tương tự.

Một vài thắc mắc các mẹ bầu thường hỏi tại Matida App:

Mẹ có thể ngăn chặn cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai không?

Có thể là không, nhưng mẹ có thể trữ những thực phẩm tốt cho sức khỏe để giúp thỏa mãn cơn thèm ăn. Ví dụ: nếu biết mình thèm đồ ngọt và các sản phẩm từ sữa, hãy dự trữ sẵn trái cây tươi và sữa chua để không đắm chìm với món sữa lắc sô cô la (mặc dù một hoặc hai ly sẽ không gây hại).

Đồng thời, hãy nói ra nếu một số loại thực phẩm khiến mẹ cảm thấy buồn nôn và đừng ngần ngại gọi một món đồ ăn khác thay thế.

Khi nào cảm giác thèm ăn và chán ăn khi mang thai chấm dứt?

Hầu hết phụ nữ mang thai cho biết cảm giác thèm ăn lên đến đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng đừng ngạc nhiên vị giác và khướu giác thay đổi thất thường.

Vào tam cá nguyệt thứ ba, cảm giác thèm ăn và vị giác có thể vẫn như trước khi mang thai. Nếu không, mẹ cũng đừng quá lo lắng, thói quen ăn uống của mẹ sẽ trở lại bình thường khi em bé chào đời thôi.

Khi nào mẹ nên gọi cho bác sĩ về cảm giác thèm ăn và chán ăn?

Gọi cho bác sĩ nếu mẹ thèm các chất như đất sét, bụi bẩn, tro, bột giặt hoặc thậm chí là những viên đá lạnh vô hại. Kiểu thèm các chất không phải thực phẩm này, (tiếng Anh gọi là pica), có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt hoặc kẽm.

Ngoài ra, nếu tình trạng ốm nghén vẫn không thuyên giảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc phù hợp giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai.

Gọi cho bác sĩ nếu mẹ thèm các chất như đất sét, bụi bẩn, tro, bột giặt hoặc thậm chí là những viên đá lạnh vô hại

Hi vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn tình trạng ốm nghén để tự tin vượt qua giai đoạn đầu thai kỳ

Tải app Matida để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về thai kỳ nhé!

Previous
Previous

Dấu Hiệu Khi Có Tim Thai: Khi Nào Mẹ Có Thể Nghe Thấy Nhịp Tim Của Bé?

Next
Next

Ốm Nghén: Cảm giác Buồn Nôn Khi Mang Thai Như Thế Nào?