Chế độ thai sản cho cả mẹ và ba - Quyền lợi và cách áp dụng

Người mẹ phải chịu nhiều vất vả trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong thời kỳ thai sản. Hiểu được điều này, luật thai sản của Việt Nam thân thiện với người lao động và được ban hành nhằm đảm bảo rằng người lao động được bảo vệ trước, trong và sau khi sinh con. Một sự hiểu biết vững chắc về luật pháp là vô cùng càn thiết để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Vậy quy định về chế độ thai sản ở Việt Nam như thế nào? Cùng Matida tìm hiểu nhé. 

Giải thích về chế độ nghỉ thai sản của Việt Nam

Chế độ nghỉ thai sản ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) quản lý.

1. Thời gian hưởng chế độ thai sản cho người mẹ

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trong trường hợp sẩy thai hoặc chấm dứt thai kỳ, phụ nữ cũng được nghỉ phép tối đa từ 10 đến 50 ngày.

​Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản cho người bố

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong 30 ngày đầu kể từ ngày sinh con.

Lao động nam cũng được nghỉ 05 ngày có lương nếu sinh thường và 07 ngày nếu sinh mổ. Đối với trường hợp sinh đôi, thời gian nghỉ phép là 10 ngày. Từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc. Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì người bố được nghỉ 14 ngày.

Mức hưởng chế độ thai sản mới nhất

1. Tiền trợ cấp một lần (Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc tháng nhận nuôi con nuôi. 

Người mẹ có thể đi làm lại sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng, cần phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định. 

2. Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con: Điều 34 và 35 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ phải nhận 100% mức bình quân tiền lương trong thời gian 6 tháng nghỉ thai sản. Nhân viên nữ có thể nghỉ thêm một thời gian sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

3. Quy trình và thủ tục hưởng chế độ thai sản

Quy trình và thủ tục hưởng chế độ thai sản gồm 3 bước: 

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động. Trường hợp thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Người sử dụng lao động lập hồ sơ

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ

Cơ quan BHXH chi trả tiền thai sản cho người lao động trong vòng: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động; hoặc 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thôi việc trước khi sinh, nhận con nuôi.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; và tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí cho người lao động đúng vị trí công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động hoặc vị trí công việc tương đương với vị trí công việc ban đầu với mức lương không đổi.

Ở Việt Nam, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Ba mẹ cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cho mình.

Previous
Previous

Bệnh tiểu đường thai kỳ - Mẹ cần biết điều gì?

Next
Next

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần chú ý