Sự phát triển của thai nhi tuần 37

Chào mừng mẹ đến với tuần 37 của thai kỳ.

Ở tuần thứ 37, mẹ đang mang thai tháng thứ 9, nhưng bác sĩ không coi em bé là "đủ tháng" cho đến khi được 39 tuần. Hai tuần tiếp theo trong bụng mẹ là quãng thời gian quan trọng để não, phổi và hệ thần kinh của bé trưởng thành hoàn toàn. Ở buổi khám kế tiếp, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra cổ tử cung đã chuẩn bị đến đâu cho quá trình chuyển dạ, có thể xảy ra dần trong vài ngày hoặc vài tuần nữa cho đến cuối thai kỳ.

Em bé ở Tuần 37

Ở tuần 37, em bé của mẹ đang tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm chất béo khiến làn da trở nên mịn màng hơn. Lớp đệm bằng mỡ này cũng sẽ giúp giữ ấm cho bé sau khi sinh.

Em bé đang chuẩn bị đi phân su vào chiếc tã đầu tiên của mình. Phân su được hình thành từ khoảng tuần 14 khi bé bắt đầu biết nuốt nước ối, nước ối sẽ đi vào ruột non và tích tụ các chất cặn bã lâu ngày ở ruột già tạo thành chất nhầy dính màu đen chính là phân su.

Tuần này, khi đang ở rất gần vạch đích, hệ thống tuần hoàn và cơ xương của em bé đã phát triển xong, nhưng phổi, não và hệ thần kinh vẫn cần một chút tinh chỉnh ở những phút cuối. Một hai tuần cuối này có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Thai nhi tuần 26 có kích thước như quả cà tím

Mẹ ở Tuần 37

Quá trình chuyển dạ có thể sẽ bắt đầu sớm thôi và bác sĩ sẽ cần thực hiện những chẩn đoán về độ mở và độ xóa cổ tử cung. Cổ tử cung của mẹ cần mở khoảng 10cm để em bé chui qua ống sinh sản và ra ngoài. Độ chín muồi của cổ tử cung trước khi chuyển dạ bao gồm sự ngắn đi, mềm và mở dần của cổ tử cung để em bé có thể di chuyển đến gần âm đạo hơn, còn gọi là quá trình xóa cổ tử cung.

Bác sĩ cũng đánh giá vị trí của cổ tử cung - di chuyển từ sau ra trước khi quá trình chuyển dạ đến gần - và vị trí của em bé so với xương chậu của mẹ - em bé càng xuống thấp có nghĩa là mẹ càng gần đến ngày sinh nở.

Quá trình chuyển dạ không phải lúc nào cũng bắt đầu một cách tự nhiên, mà tùy trường hợp có thể phải thông qua sự can thiệp của bác sĩ, được gọi là khởi phát chuyển dạ. Quá trình này có thể xảy ra trong khoảng thời gian vài tuần, thậm chí một tháng hoặc hơn ở một số mẹ - hoặc có thể chỉ diễn ra trong ngày.

Lời khuyên tuần này

Mẹ đã biết về những lợi ích của massage đối với cơ thể và tâm trí - nhưng đã nghe nói về massage tầng sinh môn chưa? Nghe có vẻ hơi nhạy cảm, nhưng xoa bóp vùng chậu có thể giúp nhẹ nhàng thư giãn vùng da giữa âm đạo và trực tràng, từ đó có thể giảm thiểu cảm giác "nhức nhối" khi sinh con. Massage cũng có thể giúp mẹ tránh bị rạch và rách tầng sinh môn.

Mẹ có thể tìm kiếm một chuyên gia trị liệu để chỉ cho mẹ cách thực hiện đúng và sau đó, mẹ có thể tự tiếp tục thực hành để chuẩn bị cho việc chuyển dạ của mình.

Nhắc nhở tuần này

  • Lên lịch khám thai tuần 38

  • Hoàn thiện vị trí của bé ở ngôi nhà mới

  • Nghỉ ngơi đúng cách

  • Tìm hiểu dấu hiệu trầm cảm sau sinh

  • Tìm hiểu những điều cơ bản về chăm sóc cho bé

Previous
Previous

Lớp học yoga bầu uy tín ở TPHCM và Hà Nội

Next
Next

Sự phát triển của thai nhi tuần 36