Sự phát triển của thai nhi tuần 36

Chào mừng mẹ đến với tuần thứ 36 của thai kỳ. Tháng thứ 9 chính thức bắt đầu rồi đây.

Ở giai đoạn cuối này, hầu hết các em bé đã vào tư thế chào đời, đối diện với cột sống của mẹ và đầu cúi xuống. Mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn để tiếp tục kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu, và theo dõi các biến chứng, mỗi tuần một lần cho đến khi sinh.

Em bé ở Tuần 36

Đến bây giờ, nhiều hệ thống của con đã đủ sẵn sàng cho thế giới bên ngoài, ít nhất là ở mức độ trẻ sơ sinh. Ví dụ, tuần hoàn máu và hệ thống miễn dịch đã phát triển đủ để bảo vệ em bé khỏi các bệnh lây nhiễm bên ngoài tử cung. Phổi cũng đã sẵn sàng cho những lần hít thở đầu tiên, trong vòng khoảng 10 giây sau khi sinh, phổi của bé sẽ nở ra và thay thế bất kỳ chất lỏng nào còn lại trong phế nang bằng không khí. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa thì vẫn chưa. Bởi vì bên trong cái kén nhỏ, em bé vẫn dựa vào dây rốn để lấy chất dinh dưỡng, cho nên, dù đã phát triển, hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự hoạt động và cần một hoặc hai năm đầu tiên để hoàn thiện.

Xương của bé đang cứng lại, mặc dù vẫn mềm hơn của người lớn và sụn dần dần được thay thế bằng xương trong những năm đầu đời. Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh được sinh ra với hơn 275 xương, nhưng người lớn chỉ có 206 thôi không? Đó là bởi vì một số xương sẽ hợp nhất với nhau theo thời gian.

Thai nhi tuần 36 có kích thước như quả dưa gang

Mẹ ở Tuần 36

Khi mang thai được 36 tuần, đầu của em bé lọt xuống thấp hơn trong khung xương chậu, khiến việc đi lại ngày càng khó khăn. Mẹ có thể thấy mình như hiện thân của những chú chim cánh cụt vậy - với dáng đi lạch bạch. Việc em bé di chuyển xuống dưới gây áp lực lên cổ tử cung và các dây thần kinh xung quanh phần dưới của tử cung, đôi khi gây nhói ở vùng xương chậu hoặc âm đạo (còn gọi là đau khớp háng).

Nhìn về mặt tích cực, mẹ sẽ dễ thở hơn nếu em bé tụt xuống dưới. Vì em bé ít gây áp lực lên cơ hoành hơn nên tình trạng khó thở của mẹ sẽ có thể được cải thiện. Và mẹ cũng cảm thấy dễ dàng hơn khi ăn một lượng thức ăn như thông thường, vì dạ dày đã không còn bị ép như trước. Các mô liên kết thả lỏng cũng hỗ trợ cho việc đưa đứa bé ra khỏi một không gian nhỏ.

Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp thư giãn với tư thế nâng cao hông, bài tập vùng chậu, tắm nước ấm, chườm ấm, mát-xa trước khi sinh bởi chuyên gia trị liệu,....

Lời khuyên tuần này

Nút nhầy tử cung có thể bị bong ra vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng, cơ thể mẹ vẫn tiếp tục tạo ra chất nhầy cổ tử cung để ngăn ngừa nhiễm trùng, và giữa em bé được an toàn kể cả sau khi rút “phích cắm”.

Nhắc nhở tuần này

  • Lên lịch khám thai tuần 37

  • Lên lịch xét nghiệm liên cầu khuẩn

  • Hoàn thiện kế hoạch nghỉ thai sản

  • Theo dõi thay đổi chuyển động của bé

  • Đóng gói túi đồ sinh

  • Biết phải làm gì khi bắt đầu chuyển dạ

  • Chọn một bác sĩ nhi khoa cho bé

Previous
Previous

Sự phát triển của thai nhi tuần 37

Next
Next

Sự phát triển của thai nhi tuần 35