Sự phát triển của thai nhi tuần 34

Chào mừng mẹ đến với tuần 34 của thai kỳ.

Khi đến tuần thứ 34 tuần, mẹ đang đi qua tháng thứ 8 của thai kỳ. Nếu mẹ vẫn đang đi làm, đã đến lúc sắp xếp cho kỳ nghỉ thai sản rồi đấy.

Em bé ở Tuần 34

Nếu em bé của mẹ là bé trai, thì tuần này tinh hoàn đang di chuyển từ bụng xuống bìu. Khoảng 3-4% bé trai sinh đủ tháng được sinh ra với tinh hoàn ẩn, nhưng chúng thường di chuyển xuống trước khi sinh nhật một tuổi. Khoảng 30% bé trai sinh non cũng có tinh hoàn ẩn.

Trong một diễn biến khác, những chiếc móng tay nhỏ xíu có lẽ đã chạm đến đầu ngón tay của bé và đang sẵn sàng cho lần làm móng đầu tiên sau sinh. Móng chân của bé sẽ dài đến đầu ngón chân khi được 38 tuần. (Đừng quên chuẩn bị sẵn chiếc bấm móng tay cho bé mẹ nhé).

Tuần này, bé đã có cơ thể đầy đặn hơn, phản ứng tốt hơn với âm thanh, ánh sáng và xúc giác. Vào tuần tới, tai của bé sẽ được hình thành đầy đủ.

Thai nhi tuần 34 có kích thước như quả dưa lưới

Mẹ ở Tuần 34

Đến tuần này, mẹ có thể thấy mắt khô và mờ hơn bình thường, đặc biệt là khi đeo kính áp tròng, bởi vì mắt là một bộ phận khác của cơ thể trở thành con mồi tiếp theo của hormone thai kỳ.

Mắt mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh thôi, nên đừng quá lo lắng nhé. Hãy nhớ mang theo kính râm và thuốc nhỏ mắt an toàn cho thời kỳ mang thai. Tuy vậy, không thể không lưu ý một số vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, vì vậy hãy báo cho bác sĩ nếu mẹ phát hiện bất kỳ thay đổi nào về thị lực nhé.

Những dấu hiệu khác cũng có thể làm phiền mẹ trong những ngày này: tiết dịch âm đạo, rỉ sữa non, cơn gò Braxton Hicks, nhức mỏi và đau nhức, sự mệt mỏi, táo bón,...

Lời khuyên tuần này

Theo thống kê, có từ 10-15% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Điều này thật sự không có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ phải đối mặt với cùng lúc với biết bao nhiêu vấn đề: gia tăng hormone, căng thẳng, lo lắng và áp lực từ bản thân, thậm chí gia đình và xã hội. Từng mẹ được đặt vào từng hoàn cảnh khác nhau, và điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái cảm xúc của mẹ theo những cách khác nhau mà nhiều khi mẹ khó có thể giãi bày.

Một số yếu tố có thể khiến nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, nhưng căn bệnh trầm cảm có thể tấn công bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào, và mẹ phải nhớ rằng, không có gì phải xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ cả. Hãy tìm đến người mà mẹ có thể chia sẻ, nhà tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ có thể kê cho mẹ một số thuốc chống trầm cảm an toàn để sử dụng khi mang thai.

Nhắc nhở tuần này

  • Lên lịch khám thai 36 tuần của bạn

  • Thảo luận với bác sĩ về kế hoạch sinh của mẹ

  • Nhận biết dấu hiệu tiền sản giật

  • Tìm hiểu những cách giúp sinh dễ dàng hơn

  • Cân nhắc việc thuê bảo mẫu cho bé sau sinh

  • Nạp năng lượng hoặc đơn giản là làm dịu cơ thể với những bài tập nhẹ nhàng hay massage

  • Lưu lại kết quả siêu âm làm lưu niệm

Previous
Previous

Sự phát triển của thai nhi tuần 35

Next
Next

Sự phát triển của thai nhi tuần 33