Bí quyết cải thiện mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu

Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà chồng có thể mang đến khó khăn cho nhiều ba mẹ trẻ. Nhất là sau khi em bé ra đời, những tình huống khó xử có thể nhanh chóng phát sinh. Bố mẹ chồng có thể rất quan tâm liệu chế độ ăn của bạn có đủ dinh dưỡng cho em bé không, hoặc muốn đặt tên cho em bé theo truyền thống gia đình.

Đây là quãng thời gian hạnh phúc mà tất cả mọi thành viên trong gia đình đều muốn được sẻ chia, và mặc dù trước đó mối quan hệ của gia đình có thân thiết đến đâu, nhu cầu muốn chăm sóc “thành viên mới” có thể gây ra nhiều vấn đề nhạy cảm.

Dưới đây là sáu lời khuyên giúp bạn “cất tiếng nói” cho bản thân nhưng vẫn giữ mối quan hệ hòa hợp và hiếu thuận với bố mẹ chồng:

1. Nhắn nhủ bố mẹ luôn thông báo trước khi đến thăm

Vấn đề: Việc bị thăm hỏi bất ngờ có thể là nguyên nhân gây rạn nứt tình cảm, nhất là trong tình trạng mệt mỏi lúc bé vừa sinh. Tâm lý thông thường, ông bà có thể không thấy có lý do gì cần phải gọi điện trước khi đến thăm và giúp đỡ con cái chăm sóc cháu mọi lúc có thể. Tuy nhiên, bạn lại cảm thấy giới hạn của bạn thân bị thu hẹp lại, hoặc cảm thấy tội lỗi và ích kỷ khi không để bố mẹ chồng thăm nom cháu.

Hướng xử lý: Thể hiện cho ông bà biết rằng bạn muốn ông bà đến thăm cháu nhiều như thế nào, nhưng em bé mới sinh cần ngủ rất nhiều và giờ giấc thì hoàn toàn không thể đoán trước được. Vì vậy, bạn có thể nhờ ông bà gọi điện trước khi đến để ông bà có thể dành thời gian với em bé nhiều nhất có thể khi bé thức.

Nhắn nhủ bố mẹ luôn thông báo trước khi đến thăm

2. Kiên quyết với quyết định của chính mình

Vấn đề: Rất hiếm khi cả ông bà nội ngoại (hoặc người thân của hai bên gia đình) dành thời gian tương tự nhau cho em bé mới sinh. Thông thường, ông bà nội có thể nghĩ rằng ông bà ngoại có nhiều thời gian dành với cháu mình hơn. Bạn có thể phải đối mặt với sự cằn nhằn, khó chịu hoặc ở giữa cuộc “kéo co” giành cháu giữa hai bên ông bà, càng căng thẳng hơn trong giai đoạn phải gánh vác tránh nhiệm mới - làm mẹ.

Hướng xử lý: Thật sự khó để cả hai bên ông bà dành thời gian với cháu như nhau, đặc biệt nếu bạn gần gũi với bố mẹ mình. Một cách để xoa dịu ông bà nội: nói với ông bà rằng bạn trân trọng thời gian ông bà dành cho cháu - dù ngắn hay dài, và bạn mong muốn được chia sẻ với ông bà từng cột mốc phát triển kỳ diệu của em bé như thế nào cho đến khi bé lớn lên

Kiên quyết với quyết định của chính mình

3. Kiên định với cách nuôi dạy con cái của mình

Vấn đề: Bạn có thể nhận được rất nhiều lời khuyên từ các bậc tiền bối về việc cho con bú mẹ hay bú bình, luyện bé ngủ hay ngủ cùng em bé, cho đến điều chỉnh nhiệt độ trong nhà. Đặc biệt đối với những ba mẹ “tập đầu”, ông bà có thể muốn bạn nghe theo kinh nghiệm lâu năm, lời khuyên có thể trở nên giống những lời “nặng nhẹ” mà bạn không hề mong muốn.

Hướng xử lý: Hãy lắng nghe ý kiến của ông bà, nhưng nếu bạn tin vào những quyết định của mình là đúng thì những lời nhận xét ấy cũng sẽ không khiến bạn bận tâm nhiều đâu.

Kiên định với cách nuôi dạy con cái của mình

4. Biết khi nào nên chấp nhận “cách của ông bà”

Vấn đề: Bố mẹ chồng có thể chăm sóc em bé theo những cách khác “cách của bạn”, chẳng hạn như nếu mẹ chồng muốn bế em bé cho đến khi bé ngủ thiếp đi. Tình hình có thể trở nên căng thẳng khi lời khuyên không còn là tự nguyện.

Hướng xử lý: Nhớ rằng một số bất đồng không đáng để xảy ra tranh cãi. Nếu những gì mẹ đang làm không ảnh hưởng đến thói quen lâu dài của em bé (hoặc của bạn), thì hãy cứ để mẹ thoải mái làm theo ý mình. Bạn có thể “ghi điểm” với mẹ chồng bằng cách nói, "Cảm ơn mẹ đã chỉ con một cách khác để làm dịu em bé," chẳng hạn. Khiếu hài hước đôi khi có tác dụng rất tốt để làm dịu tình hình. Và, khi cách làm của vợ chồng bạn khác với bố mẹ, bạn có thể thuyết phục nhẹ nhàng về giá trị của những cách nuôi dạy con cái hiện đại hơn.

Biết khi nào nên chấp nhận “cách của ông bà”

5. Hướng dẫn bố mẹ chồng theo hướng “hữu ích” khác

Vấn đề: Thông thường, ông bà muốn trở nên hữu ích vì biết bạn cần giúp đỡ. Nhưng khi sự giúp đỡ đó khiến cuộc sống của bạn trở nên cồng kềnh hơn — khi họ làm một việc vặt không cần thiết hoặc cuối cùng lại tạo thêm việc cho bạn — thì bạn có thể lâm vào tình huống khó xử để từ chối sự giúp đỡ hết lòng ấy.

Hướng xử lý: Bạn có thể tìm cách phù hợp để nói chuyện hoặc chỉ cho cho bố mẹ cách để giúp đỡ vợ chồng bạn. Không phải ai cũng biết đọc tình huống. Thay vì tỏ ra lịch sự “chấp nhận”, bạn hãy suy nghĩ về những công việc mà bố mẹ có thể giúp đỡ (Nếu làm được trước khi sinh con thì càng tốt). Thử xem bố mẹ thích làm gì và tìm sự giúp đỡ khi bạn không có đủ thời gian làm (những công việc không cần phải được thực hiện theo “cách của bạn”) như: giặt giũ, đi chợ, chuẩn bị bữa tối, chuẩn bị đồ dùng mới cho con, điều này có thể sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng đấy.

Hướng dẫn bố mẹ chồng theo hướng “hữu ích” khác

6. Nhờ chồng bạn can thiệp vào những tình huống “khó đỡ”

Vấn đề: Những chuyến thăm dài ngày sẽ rất tuyệt nếu bạn yêu quý bố mẹ chồng và ông bà thực sự giúp đỡ. Nếu không, đó có thể là một quãng thời gian vô cùng khó khăn.

Hướng xử lý: Đặc biệt là khi bố mẹ chồng “thông báo” cho bạn biết kế hoạch đến thăm cháu — chứ không phải hỏi — đã đến lúc để chồng bạn nên “ra tay” giải quyết. Có thể giải thích rằng có những bất tiện nếu ở lại lâu hoặc hoặc đề xuất ngày cụ thể ông bà có thể ở. Nếu bạn là người nói, ông bà có thể nghĩ rằng bạn không muốn ông bà đến gần em bé.

Nếu bạn và bố mẹ chồng trước đây không “hòa thuận” lắm, thì con có thể là cầu nối giúp gia đình trở nên khăng khít hơn và bạn được lắng nghe nhiều hơn trong tương lai.

Nhờ chồng bạn can thiệp vào những tình huống “khó đỡ”

Previous
Previous

Khi nào thì thai máy?

Next
Next

Top 5 bình sữa không thể thiếu cho bé yêu