Sự phát triển của thai nhi tuần 12

Chào mừng mẹ đến với tuần 12 của thai kỳ.  

Các hệ thống và cơ quan quan trọng trong cơ thể của con đã hình thành. Mẹ sẽ có thể nghe thấy hoạt động của tim thai trong lần khám thai kế tiếp.


Em bé ở Tuần 12

Tuần 12 đánh dấu một bước ngoặt đối với em bé. Thai nhi gần như đã hoàn thành việc phát triển các hệ thống và bộ phận quan trọng của cơ thể. 28 tuần tiếp theo, các cơ quan sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh và hoàn thiện.

Nếu mẹ lo lắng về việc sảy thai (cũng như nhiều bậc cha mẹ khác vậy), thì tin vui là nguy cơ sẽ giảm đáng kể kể từ tuần này khi những dấu mốc phát triển quan trọng đã diễn ra. Khi đã khám thai lần đầu tiên, nhìn thấy hoặc nghe thấy nhịp tim của em bé, khả năng sảy thai xảy ra là rất thấp. Nếu mẹ đụng vào bụng bầu 12 tuần của mình khi siêu âm, mẹ có thể sẽ cảm nhận được phản xạ của bé nữa đấy. 

Mẹ ở Tuần 12

Khi gần đi đến kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ lúc này có kích thước bằng một quả bưởi, bắt đầu di chuyển từ đáy xương chậu đến vị trí phía trước ở chính giữa bụng. Hiện tượng buồn tiểu liên tục sẽ chấm dứt sớm thôi. Cùng với đó, một số triệu chứng khác (như ốm nghén, mệt mỏi,..) cũng sẽ giảm đi phần nào. 

Tuy nhiên, khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai, có một triệu chứng mang thai mới được thêm vào danh sách cho mẹ: đó chính là chóng mặt. Chóng mặt xảy ra do tim phải bơm nhiều máu hơn 30-50% để tăng cung cấp máu cho bé, từ đó, bơm máu cho mẹ chậm hơn. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, mẹ hãy nằm nghiêng để tối đa hóa lưu lượng máu đến não và cơ thể nhé. Trường hợp không thể nằm xuống, hãy ngồi xuống và kê đầu giữa hai đầu gối.

Lời khuyên cho mẹ tuần này

Mẹ sẽ có nhiều năng lượng hơn khi vào tam cá nguyệt thứ hai, vì vậy hãy tham vấn bác sĩ về kế hoạch tập thể dục an toàn cho phần còn lại của thai kỳ để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên và điều độ có thể kiểm soát tăng cân, giúp tim và phổi khỏe mạnh, giảm các cơn đau, và có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh như tiểu đường thai kỳ. 

Chọn mặc quần áo thoải mái không gây kích ứng cơ thể, đổi thành áo ngực có gọng cho bà bầu hoặc áo ngực cho con bú có lót mút mềm hỗ trợ để cảm thấy dễ chịu hơn mẹ nhé.

Nhắc nhở tuần này

  • Lên lịch khám thai 16 tuần 

  • Chích vaccine cần thiết

  • Dự trữ thực phẩm thân thiện với thai kỳ

  • Quyết định cách mẹ sẽ chia sẻ tin vui của mình với gia đình và bạn bè


Previous
Previous

Sự phát triển của thai nhi tuần 13

Next
Next

Sự phát triển của thai nhi tuần 10