Bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC - Centers for Disease Control and Prevention) về cách bảo quản sữa mẹ ở những điều kiện khác nhau. Mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn này để duy trì chất lượng sữa sau khi vắt cũng như đảm bảo sức khỏe cho bé. 

Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian bảo quản sữa mẹ, bao gồm thể tích sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự thay đổi nhiệt độ trong tủ lạnh, tủ đông và mức độ vệ sinh của môi trường.

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ:

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ

Bảo quản an toàn sữa mẹ sau khi vắt

  • Trước khi vắt hoặc xử lý sữa mẹ:

    • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn.

    • Mẹ có thể vắt sữa bằng tay, máy hút sữa thủ công hoặc máy hút sữa điện.

    • Nếu dùng máy hút sữa, mẹ cần đảm bảo bộ hút và ống sạch sẽ. Không sử dụng ống hút bị mốc.

    • Nếu dùng chung máy hút với các mẹ khác, hãy lau sạch bề mặt máy hút, công tắc nguồn bằng khăn lau khử trùng trước khi sử dụng.

  • Bảo quản sữa mẹ sau khi vắt:

    • Sử dụng túi trữ sữa mẹ hoặc hộp đựng thực phẩm sạch để bảo quản sữa mẹ. Hộp đựng làm bằng thủy tinh hoặc nhựa và có nắp đậy kín.

    • Tránh sử dụng hộp nhựa có ký hiệu tái chế số 7, vì loại hộp này có thể làm bằng nhựa chứa BPA (một hóa chất ảnh hưởng tới não bộ và các tuyến nội tiết của trẻ nhỏ). 

    • Không lưu trữ sữa mẹ trong chai nhựa dùng một lần hoặc túi nhựa không chuyên dụng.

    • Sữa mới vắt hoặc mới hút có thể bảo quản trong các điều kiện dưới đây:

      • Ở nhiệt độ phòng (25°C hoặc lạnh hơn) trong tối đa 4 giờ.

      • Trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 4 ngày.

      • Trong tủ đông khoảng 6 tháng là tốt nhất, tối đa đến 12 tháng. Mặc dù đông lạnh có thể lưu giữ sữa mẹ gần như vô thời hạn, nhưng mẹ vẫn nên tuân thủ thời gian khuyến nghị để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất.  

Cần bảo quản sữa tốt sau khi vắt để bé yêu có thể sử dụng

Cần bảo quản sữa tốt sau khi vắt để bé yêu có thể sử dụng

Một số mẹo bảo quản sữa mẹ:

  • Ghi ngày vắt sữa và dán lên túi hoặc hộp đựng.

  • Không bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa tủ lạnh và tủ đông. Mẹo này giúp bảo vệ sữa mẹ khỏi sự thay đổi nhiệt độ khi đóng mở cửa tủ.

  • Nếu mẹ ước lượng không cần sử dụng sữa mới vắt trong vòng 4 ngày tới, hãy cho sữa vào tủ đông ngay để đảm bảo chất lượng của sữa.  

  • Khi đông lạnh sữa mẹ:

    • Lưu trữ thành tứng túi nhỏ khoảng 60 - 120 ml hoặc tương đương với lượng bé bú trong mỗi cữ để tránh lãng phí phần sữa uống không hết.

    • Không nên đổ sữa đầy túi, hộp mà mẹ nên để trống khoảng 2,5 cm vì sữa sẽ nở ra khi được đông lạnh.

  • Nếu mẹ giao sữa cho người giữ trẻ, hãy dán tên của bé lên hộp đựng sữa. Trao đổi với người giữ trẻ về các yêu cầu bảo quản và dán nhãn sữa mẹ.

  • Nếu đi du lịch, mẹ có thể bảo quản sữa trong các thùng đá cách nhiệt tối đa 24 giờ. Khi đến địa điểm du lịch, hãy sử dụng sữa ngay lập tức hoặc để sữa vào tủ lạnh, tủ đông.

Lưu trữ thành tứng túi nhỏ khoảng 60 - 120 ml và có dán nhãn thông tin

Lưu trữ thành tứng túi nhỏ khoảng 60 - 120 ml và có dán nhãn thông tin

Rã đông sữa mẹ an toàn

  • Ưu tiên rã đông sữa cũ trước vì chất lượng sữa mẹ có thể giảm dần theo thời gian.

  • Các cách rã đông sữa mẹ:

o   Để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm

o   Để sữa trong thùng chứa nước ấm

o   Để dưới vòi nước ấm đang chảy.

  • Không rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng vì các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ có thể bị phân hủy và gây bỏng miệng em bé.

  • Nếu rã đông sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ nên cho bé bú trong vòng 24 giờ tính từ khi sữa đã rã đông hoàn toàn.

  • Khi sữa mẹ được rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc được làm ấm, mẹ nên sử dụng sữa trong vòng 2 giờ.

  • Không bao giờ làm đông sữa mẹ trở lại khi sữa đã được rã đông.  

Cách cho con bú sữa mẹ sau khi vắt

  • Không cần hâm nóng sữa mẹ, có thể sử dụng ở nhiệt độ bình thường hoặc dùng lạnh.

  • Nếu mẹ vẫn muốn hâm nóng sữa, hãy áp dụng các mẹo sau:

    • Đậy kín hộp đựng sữa

    • Đặt hộp sữa vào chén nước ấm hoặc đặt dưới dòng nước ấm chảy trong vài phút.

    • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay mẹ.

    • Không đun nóng sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc hâm trong lò vi sóng.

  • Lắc bình ti để trộn đều chất béo trong sữa.

  • Nếu bé không bú hết, mẹ nên cho bé bú phần còn lại trong vòng 2 giờ. Sau 2 giờ, phần sữa thừa nên được bỏ đi.

Không cần hâm nóng sữa mẹ sau khi vắt

Không cần hâm nóng sữa mẹ sau khi vắt

Vệ sinh an toàn thiết bị hút sữa và các vật dụng cho con bú 

Mẹ cần làm sạch và cất giữ cẩn thận dụng cụ hút sữa, bình sữa cũng như các vật dụng khác để đảm bảo sữa mẹ không bị nhiễm khuẩn. 

Previous
Previous

Nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với bổ sung sữa công thức

Next
Next

Sự phát triển của thai nhi tuần 26